Thời sự Bình Dương

Bài học lịch sử của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý của C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý của C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trải qua 170 năm, Tuyên  ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng ta hiện nay.

Được sự uỷ nhiệm của những người Cộng sản, ngày 24 tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đồng thời đây còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là kim chỉ nam cho hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Từ tuyên ngôn Đảng cộng sản của Mác và Ăghen, Lê nin là người đã hiện thực hóa, với sự ra đời của nhà nước Xô Viết sau Cách mạng tháng 10 Nga  vào năm 1917. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam khỏi ách áp bức của đế quốc thực dân. Bởi vào những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc. Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với thiên tài trí tuệ, trải nghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười, đã khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám 1945, xây dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. Trãi qua 88 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã giành những thắng lợi hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thành tựu đổi mới ở Việt Nam chính là đã phát triển sáng tạo tư tưởng trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của C.Mác và Ph. Ăng-ghen. Từ thực tiễn và nghiên cứu, tổng kết lý luận; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, nhất là về mô hình 8 đặc trưng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) mà Đảng ta đã đề ra.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×