Thời sự Bình Dương

Giải quyết việc làm từ nghề thủ công truyền thống

Ở những làng nghề thủ công truyền thống, yêu cầu công việc đa phần không đòi hỏi trình độ kiến thức cao, điều cần nhất vẫn là sự khéo léo và tỉ mỉ. Nghề đan thủ công mây tre lá truyền thống cũng vậy. Với những yếu tố đơn thuần nhưng nghề thủ công truyền t

Ở những làng nghề thủ công truyền thống, yêu cầu công việc đa phần không đòi hỏi trình độ kiến thức cao, điều cần nhất vẫn là sự khéo léo và tỉ mỉ. Nghề đan thủ công mây tre lá truyền thống cũng vậy. Với những yếu tố đơn thuần nhưng nghề thủ công truyền thống này đã góp phần giải quyết việc làm và đem lại cuộc sống ổn định cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Thành lập chỉ một năm sau ngày giải phóng, sau hơn 40 năm hoạt động, Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, đem lại cuộc sống ổn định cho hàng ngàn lao động nông thôn ở khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Hợp tác xã trên 10 triệu USD, với trên 2.000 mẫu sản phẩm mây tre lá các loại, xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới. Đi cùng chuỗi hoạt động của Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất, cơ sở tại phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến nay cũng đã hơn 20 năm hoạt động. Ở Hợp tác xã Ba Nhất, tinh thần “3 nhất” luôn được nêu cao, đó là: “Thương đất nước nhất, thương người nghèo nhất, thương rác rưởi nhất”. Với ý nghĩa của thương hiệu Ba Nhất, Hợp tác xã đã trở thành mái nhà chung của những lao động có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương trong cả nước. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người nghèo, Hợp tác xã còn duy trì việc liên kết với các Trường giáo dưỡng, đào tạo việc làm cho những người lầm lỡ lao động ổn định cuộc sống. Phân xưởng tại Uyên Hưng hiện tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động thường xuyên và trên 1.000 lao động thời vụ.

Ở Bình Dương, bên cạnh Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất, Công ty TNHH Mây tre lá Thành Lộc ở phường Tân Phước Khánh cũng có những đóng góp lớn cho việc duy trì và phát triển nghề đan mây tre lá thủ công ở địa phương và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bắt đầu hoạt động từ năm 1998, chỉ là xưởng đan gia công các sản phẩm mây tre lá kết hợp với các nguyên liệu khác như gỗ, nhựa, khung sắt, gốm sứ nhưng hiện nay công ty đã có doanh thu trên 1 tỷ đồng/tháng khi nhiều sản phẩm xuất sang nước ngoài. Để đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng, các sản phẩm luôn được cách điệu, nhất là giỏ, túi xách, khay và các mặt hàng trang trí nội thất khác. Sản xuất, xuất khẩu ổn định, tiêu thụ trong nước cũng tăng cao, công ty giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.

Ở làng nghề thủ công đan mây tre lá truyền thống-không tiếng máy móc xập xình, chỉ là tiếng lẹt xẹt nhè nhẹ của những bàn tay uốn nắn những nguyên vật liệu từ mây, tre, cói, lá để đan thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Thế nhưng, làng nghề đan mây tre lá thủ công đã tạo việc làm ổn định để cuộc sống của nhiều lao động nông thôn được đổi khác.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×