Thời sự Bình Dương

Hiệp định CPTPP - Chất xúc tác để cải cách thể chế

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được đánh giá sẽ mang đến một làn gió mới cho quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam, cũng như điều kiện gia tăng xuất khẩu, tăng lợi thế thu hút đầu tư.

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được đánh giá sẽ mang đến một làn gió mới cho quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam, cũng như điều kiện gia tăng xuất khẩu, tăng lợi thế thu hút đầu tư.

CPTPP được coi là chất xúc tác tạo ra một môi trường liên tục được hoàn thiện bằng những cải cách về thể chế cũng như từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể, đặc biệt là môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư thêm nguồn lực từ bên ngoài cho Việt Nam.

Các lĩnh vực, ngành hàng của Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ Hiệp định đó là Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo…Một số ngành khác, không phải không có lợi ích, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị cũng như thái độ tiếp cận của chính doanh nghiệp.

Hiệp định CPTPP sẽ phát huy được ý nghĩa, vai trò, tạo động lực cho phát triển, phát triển bền vững và thực hiện được mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế 5 năm (2016-2021) của Việt Nam.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×