Thời sự Bình Dương

Không nên chủ quan với bệnh tay chân miệng

Những tháng cuối năm là thời điểm các ca bệnh tay chân miệng tăng cao nhất. Do chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên hiện nay, biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các trường học để hạn

Những tháng cuối năm là thời điểm các ca bệnh tay chân miệng tăng cao nhất. Do chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên hiện nay, biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các trường học để hạn chế lây lan.

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm vi rút, thường gặp ở trẻ em, khả năng lây nhiễm cao và dễ gây nhiều biến chứng. Bệnh rất dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt ở những điểm sinh hoạt tập thể như: trường học, nhà trẻ. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương, chỉ riêng tháng 10 năm nay, toàn tỉnh ghi nhận 4.110 ca mắc bệnh tay chân miệng, nhiều hơn 1.200 ca so với tháng 8. Điều đáng nói là sau hơn 2 tháng các bé nhập học, số ca mắc bệnh tăng lên đáng kể.

 Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người, qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Hiện đang là thời gian chuyển mùa, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng, nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng. Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, học sinh, hiện Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế khuyến cáo các thầy cô, bậc phụ huynh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×