Thời sự Bình Dương

Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương- Điểm sáng trong bảo vệ môi trường

Sau 14 năm hoạt động, Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương đã làm tốt chức năng xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khu liên hợp cho ra đời nhiều sản phẩm tái tạo hữu ích phục vụ cuộc sống và sự phát triển như vật liệu xây

Sau 14 năm hoạt động, Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương đã làm tốt chức năng xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, khu liên hợp cho ra đời nhiều sản phẩm tái tạo hữu ích phục vụ cuộc sống và sự phát triển như vật liệu xây dựng, phân bón hữu cơ sinh học... Và mới nhất là Khu liện hợp đã đóng điện tổ hợp phát điện với công suất 2000 KWh từ xử lý rác thải.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn công nghệ, giải pháp xử lý, trên tinh thần tự chủ, tự giải quyết các nhu cầu phát sinh trong nhiệm vụ xử lý chất thải, công ty đã vươn lên làm chủ để tự xây dựng hoàn toàn 2/3 dự án, gồm: Tăng gấp đôi công suất nhà máy sản xuất phân compost từ 420 tấn/ngày lên 840 tấn/ngày; lò đốt rác công nghiệp, công nghiệp nguy hại, rác y tế công suất 3 tấn/ngày. Bên cạnh đó, Khu liên hợp còn đột phá  về công nghệ khi đưa vào hoạt động tổ hợp phát điện từ rác có công suất lên đến 2000 KWh/ngày. Nguồn nhiên liệu để chạy máy phát điện là khí biogas phát sinh trong quá trình ủ rác. Điện sản xuất ra được hòa vào lưới, kết nối trực tiếp đến nhà máy sản xuất phân compost bằng hệ thống điều hành scada hoàn toàn tự động. Khi nhà máy tăng công suất hoạt động thì tổ hợp máy phát điện tự động tăng công suất phát và ngược lại.

Phương án “khoan giếng thu khí” giúp quá trình phản ứng diễn ra tốt hơn, biogas phát sinh nhiều và ổn định hơn. Kết quả kiểm chứng của các chuyên gia cho thấy hiện tại tính chất khí đã ổn định ở mức 55%, rất cao so với các dự án ở nước ngoài. Hiện tại, mỗi ngày Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương tiếp nhận 1.200 tấn rác sinh hoạt, 400 tấn rác công nghiệp, 200 tấn rác công nghiệp nguy hại và 3 tấn rác y tế. Đô thị càng phát triển, thì rác, chất thải các loại cũng gia tăng theo. Nếu thiếu tầm nhìn, giải pháp và công nghệ hợp lý thì rác trở thành vấn đề nan giải cho nền kinh tế, cho xã hội và cho môi trường. Ngược lại, với tầm nhìn và trách nhiệm, có sự chuẩn bị vững vàng ngay từ đầu, thì rác trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế.

Trước bối cảnh đô thị hóa nhanh, cơ hội phát triển của ngành xử lý rác ở Bình Dương cũng bắt kịp xu thế. Công tác thu hồi, tái chế sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh vừa góp phần gia tăng nguồn lợi, vừa góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Bình Dương tiếp tục là điểm sáng của cả nước khi biến rác thành nguồn lực mới cho phát triển kinh tế.

 

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×