Thời sự Bình Dương

Nhiều doanh nghiệp trng ngành gốm sứ Bình Dương đủ đơn hàng trong năm 2018

Bình Dương từ hàng trăm năm nay vốn nổi tiếng có ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Trong đó gốm sứ đuợc xem là “hoa của đất”, bởi đây là sản phẩm chứa đựng trong đó vừa cả trí tuệ của người thợ, vừa cả góc nhìn văn hóa dân tộc và chất liệu đặc trưng củ

Bình Dương từ hàng trăm năm nay vốn nổi tiếng có ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Trong đó gốm sứ đuợc xem là “hoa của đất”, bởi đây là sản phẩm chứa đựng trong đó vừa cả trí tuệ của người thợ, vừa cả góc nhìn văn hóa dân tộc và chất liệu đặc trưng của sản phẩm. Do vậy các doanh nghiệp luôn có đủ đơn hàng sản xuất hàng năm.

Mặc dù chưa hết tháng 1 năm nay, nhưng Công ty TNHH gốm sứ Cường Phát, Thị xã Thuận An  đã có đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm 2018, với doanh số xuất khẩu dự kiến khoảng 8 triệu USD, tăng 15% so với năm 2017. Theo doanh nghiệp, đơn hàng về nhiều, song để đảm bảo hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp phải tập trung nâng cao năng lực quản trị hệ thống, qủan trị sản xuất, để  tạo được giá thành phù hợp với thị trường.

Cũng như ở công ty Cường Phát, hiện nay nhiều doanh nghiệp gốm sứ chủ lực ở Bình Dương đã có đủ đơn hàng sản xuất đến cuối năm. Trong đó các đơn hàng ở thị trường xuất khẩu tăng từ 10-15% , đơn hàng nội địa tăng từ 20-30% so với năm 2017.

Hiện nay, Bình Dương là một trong những  tỉnh có ngành gốm sứ phát triển nhất cả nuớc, với giá trị xuất khẩu khoảng 150 triệu USD /năm và thị trường nội địa tương đương 70 triệu USD/năm. Ngành gốm sứ không chỉ phát triển ổn định, mà còn liên tục được kế thừa và phát triển dựa trên các yếu tố về điều kiện tự nhiên, công nghệ sản xuất, nguồn lao động…

Với đặc thù là sản phẩm kết tinh bỡi trình độ tay nghề của người thợ và trình độ công nghệ sản xuất, nên sản phẩm gốm sứ đạt  giá trị rất cao và đây cũng là ngành tạo được giá trị gia tăng cao nhất trong số 20 ngành xuất khẩu chủ lực của địa phương

Mặc dù đơn hàng sản xuất dồi dào, song các doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp những khó khăn nhất định liên quan đến qui mô doanh nghiệp nhỏ, khả năng tài chính chưa mạnh để đầu tư phát triển. Quá trình đào tạo nghề cho công nhân còn hạn chế; công tác tiếp thị, trưng bày sản phẩm ở hệ thống doanh nghiệp chưa đồng đều. Từ thực tế này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hội nhập. Bên cạnh đó, Hiệp hội ngành hàng và bản thân doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các giải pháp quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích sự sáng tạo và bảo đảm thu nhập cho công nhân và nghệ nhân. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành, góp phần giữ gìn và phát huy ngành sản xuất truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×