Thời sự Bình Dương

Quốc Hội chất vấn thống đốc ngân hàng Nhà nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, từ 15h00 chiều 6/11 đến 10h sáng 17/11, các ĐBQH đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng.

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, từ 15h00 chiều 6/11 đến 10h sáng 17/11, các ĐBQH đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng.

Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng lần lượt trả lời câu hỏi của đại biểu liên quan đến  các vấn đề về: Giải pháp mới trong xử lý nợ xấu; giải pháp đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng GDP; đầu tư vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; giải pháp đột phá, tiến độ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý ngân hàng yếu kém; việc hợp nhất, sáp nhập một số tổ chức tín dụng, mua ngân hàng với giá 0 đồng; giải pháp giảm lãi suất cho vay thương mại; giải pháp huy động vàng, ngoại tệ trong dân; mua bán nợ theo giá thị trường; nâng mức vay các chương trình tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội (tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường; cho vay giải quyết việc làm...); triển khai chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội; quản lý tỷ giá; giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo, ngăn chặn lợi ích nhóm trong các tổ chức tín dụng;...

Liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 10/2017 tăng 13,66%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016. quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước đối với tín dụng là tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với bảo đảm chất lượng và hiệu quả tín dụng, quan trọng là tín dụng phải đưa vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh”. Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, Tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực chế biến chế tạo, lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ... đã giữ được mức cao hơn so với năm trước và cao hơn mức bình quân các năm. Thống đốc NHNN khẳng định “Ngân hàng Nhà nước bảo đảm tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm tăng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, không gây áp lực lên kinh tế vĩ mô, lạm phát. Cho vay nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu trung, dài hạn. Về triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thực tế quá trình triển khai chính sách tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch mới chỉ triển khai được 6 tháng. Cho đến nay, dư nợ đã đạt 36.000 tỷ đồng trong gói 100.000 tỷ đồng, trong đó, kỳ hạn dài chiếm xấp xỉ 60%. Như vậy, tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư nguồn vốn lớn trung và dài hạn. 

Tuy nhiên, Thống đốc NHNN cũng thừa nhận, trên thực tế việc khó tiếp cận nguồn vốn có một số lý do. Thứ nhất, so với nhu cầu thì số lượng khu vực, vùng nông nghiệp công nghệ cao và các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao còn hạn chế. Thứ hai, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định để các ngân hàng xem xét cho vay. Thứ ba, giấy chứng nhận tài sản trên đất để thế chấp vay vốn ngân hàng còn khó khăn nhất định.

Thống đốc NHNN nhấn mạnh, thời gian tới, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NNPTNT  đẩy mạnh chuyển dịch tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao, để tạo lập những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Cuối phiên chất vấn sáng nay, Quốc Hội đã tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 3 đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn. 

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×