Thời sự Bình Dương

Sửa luật cạnh tranh nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Tiếp tục nội dung chương trình của kỳ họp thứ tư, sáng 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Tiếp tục nội dung chương trình của kỳ họp thứ tư, sáng 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Thống kê cho thấy, 12 năm kể từ khi Luật Cạnh tranh ra đời, mới có gần 70 DN bị điều tra, 8 vụ vi phạm hạn chế cạnh tranh bị xử lý. Tính trung bình, cơ quan chức năng phải mất 1,5 năm mới giải quyết được một vụ việc. Thời gian lâu, số lượng ít, cho thấy sự hạn chế trong thực thi của cơ quan quản lý. Do vậy, việc sửa luật nhằm tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong phiên thảo luận, các nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, việc mở rộng đối tượng áp dụng, việc thu gọn các đầu mối thành cơ quan Cạnh tranh quốc gia được các đại biểu tập trung cho ý kiến. Song song đó, mô hình nào và cơ quan quản lý cạnh tranh đặt ở đâu cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.

Trước đó, với đa số đại biểu tán thành, Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Theo đó Luật được đổi tên thành Luật Lâm Nghiệp. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Buổi chiều, Quốc hội, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×