Thời sự Bình Dương

Trợ giúp người khuyết tật

Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, hành động một cách đúng đắn, đầy đủ về người khuyết tật, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với người khuyết tật; tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người khu

Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, hành động một cách đúng đắn, đầy đủ về người khuyết tật, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với người khuyết tật; tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người khuyết tật. Việc bảo vệ, chăm sóc, cải thiện cuộc sống và tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng được quan tâm thực hiện, bảo đảm các quyền của người khuyết tật.

Bà Nguyễn Thị Tỵ bị tật nguyền đôi chân. Bà sinh sống bằng nghề bán vé số trên chiếc xe lăn. Mặc dù tật nguyền nhưng bà cảm thấy an tâm với công việc và thu nhập hiện tại. Song, gần đây, bà băn khoăn về một việc mà bản thân mình gặp phải và tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Bình Dương để được trợ giúp.

Vụ việc được trình bày cụ thể, bà Tỵ được Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Dương tư vấn, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến vụ việc, để trả lại quyền lợi liên quan đến thu nhập, cuộc sống, nhất là đối với một người khuyết tật như bà.

Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật là 1 trong 14 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020. Từ mục tiêu chung của Đề án, Bình Dương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật giai đoạn 2017-2020. Đề án nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật, đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, để biết về quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí.

Trong giai đoạn 2016-2020, Đề án trợ giúp người khuyết tật tiếp tục tập trung 14 nhiệm vụ trọng tâm về: tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật; bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về cơ chế, chính sách trợ giúp người khuyết tật; phục hồi chức năng cho người khuyết tật; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật; hỗ trợ nhà ở; trợ giúp học văn hóa; dạy nghề tạo việc làm; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ hoạt động văn hóa thể thao, du lịch…

Với việc đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, trợ giúp người khuyết tật, cùng với nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật ngày một đổi mới theo hướng đảm bảo quyền và phát huy năng lực của người khuyết tật, sẽ tạo niềm tin, động lực để người khuyết tật tự tin vươn lên trong cuộc sống và tự hào có những đóng góp bằng khả năng của mình cho xã hội.    

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×