Thời sự Bình Dương

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Ngày 23/11, Ngày di sản văn hóa Việt Nam. Cùng với cả nước, thời gian qua, công tác giữ gìn, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa, cụ thể là các công trình di tích văn hóa – lịch sử ở địa phương luôn được tỉnh Bình Dương quan tâm đẩy mạnh. Qua

Ngày 23/11, Ngày di sản văn hóa Việt Nam. Cùng với cả nước, thời gian qua, công tác giữ gìn, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa, cụ thể là các công trình di tích văn hóa – lịch sử ở địa phương luôn được tỉnh Bình Dương quan tâm đẩy mạnh. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Là một trong những Di tích lịch sử cấp quốc gia của tỉnh, khu di tích lịch sử địa đạo Tam Giác Sắt thuộc địa bàn xã An Tây, thị xã Bến Cát mang đậm ý nghĩa văn hóa lịch sử của địa phương. Đây không chỉ là công trình mang tính lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc về truyền thống đấu tranh cách mạng, lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện tại, công trình đã hoàn thành, trở thành “địa chỉ đỏ” tổ chức các hoạt động tham quan, “về nguồn” cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, nhất là các đoàn viên thanh niên.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có hơn 56 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng, gồm 12 di tích cấp quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh, với đủ các loại hình di tích về lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và danh lam thắng cảnh… đã và đang được đưa vào khai thác, giữ gìn và phát huy. Những di tích này đã chứa đựng những giá trị mà cha ông ta đã để lại, qua một quá trình kết tinh chọn lọc của lịch sử, trở thành truyền thống chuyển tải giá trị, bản sắc, nét đẹp riêng, là niềm tự hào của quê hương dân tộc. 

Các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống như một dòng chảy hòa quyện vào sức sống của thời đại. Âm thầm, lặng lẽ, nhưng có sức mạnh to lớn, là điểm tựa, cội nguồn góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho dân tộc. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của đất nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, làm cho di sản văn hóa truyền thống tiếp tục tỏa sáng trong xu thế hội nhập. Làm được điều này, giá trị di sản văn hóa lịch sử của quê hương, đất nước sẽ luôn được hấp thụ và hun đúc, sống mãi cùng với thời gian.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×