Thời sự Bình Dương

Công nghiệp Bình Dương hướng tới giá trị gia tăng cao

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước sau 44 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ và tạo được những thành tựu to lớn. Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã phát tr

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước sau 44 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ và tạo được những thành tựu to lớn. Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã phát triển với qui mô lớn, đồng thời đang hướng tới nền công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

 CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG HƯỚNG TỚI GIÁ TRỊ GIA TĂNG CAO.

Đến nay, nền kinh tế công nghiệp Bình Dương đã chiếm gần 64% trong GDP của tỉnh với chỉ số phát triển IIP hàng năm đã đạt gần 10%, đồng thời tạo được giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu hàng hoá chiếm hơn 10%/tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Trong hơn 20 ngành hàng chủ lực đã có nhiều ngành hàng chiếm từ 30-50% sản lượng của cả nước. Điều này cho thấy nền công nghiệp Bình Dương có qui mô rất lớn, đa ngành và đạt hiệu quả rất tốt.

Các yếu tố để tạo nên một nền công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh là do nhờ chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư từ tỉnh Sông Bé trước đây, cũng như từ khi Bình Dương được tái lập vào năm 1997 đến nay. Địa phương đã nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, để các nhà đầu tư trong và ngoài nước an tâm khi đến làm ăn tại tỉnh Bình Dương. Song song đó, Bình Dương còn tập trung xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy những năm qua, Bình Dương đã thu hút được một lượng đầu tư rất lớn vào địa phương. Tính đến giữa tháng 4 năm 2019, Bình Dương đã thu hút gần 41.200 dự án đầu tư. Trong đó có gần 3.600 dự án FDI, với số vốn đầu tư hơn 33,2 tỷ USD và gần 38.200 dự án có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 315.000 tỷ đồng. Trong số này đã có hơn 95% số dự án được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo. Đây chính là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế công nghiệp.

Thực tế cho thấy, nền kinh tế công nghiệp Bình Dương thực sự lớn mạnh kể từ  năm 1997 và phát triển đa ngành (Khi Bình Dương được tái lập) và cũng thay đổi theo hướng rất tích cực. Nếu ở 15 năm đầu (1997-2012) các ngành may mặc, giày, gỗ xuất , thép…đóng vai trò chủ lực thì trong vòng 7 năm qua các ngành: dược phẩm, công nghệ, điện tử phát triển rất mạnh và đang có sự gia tăng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Cụ thể như các ngành điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại trong năm 2018 đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 4,2 tỷ USD, tăng hơn 15,5% so với năm 2017. 4 tháng đầu năm, các ngành này cũng đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu hơn 15% so với cùng kỳ. Đây sẽ là tiền đề cho nền công nghiệp đang hướng tới giá trị gia tăng cao.

Tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu …Với những tiền đề đã tạo dựng được trong 44  năm qua, sự nỗ lực chung của Đảng bộ, Chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh, chắc chắn lĩnh vực công nghiệp của tỉnh sẽ có sự phát triển vuợt bậc về công nghệ sản xuất, về hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng mới trong sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh hội nhập hiện nay.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×