Thời sự Bình Dương

Hiệu quả từ quá trình đầu tư đúng hướng

Tính đến cuối tháng 3 năm 2017, Bình Dương có gần 26.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký hơn 191.000 tỷ đồng. So với năm 1997, là năm đầu tiên tái lập tỉnh, số dự án đầu tư trong nuớc đã tăng gấp 25 lần và số vốn tăng khỏang 20

Tính đến cuối tháng 3 năm 2017, Bình Dương có gần 26.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với số vốn  đăng ký hơn 191.000 tỷ đồng. So với năm 1997, là năm đầu tiên tái lập tỉnh, số dự án đầu tư trong nuớc đã tăng gấp 25 lần và số vốn tăng khỏang 20 lần. Đáng chú ý là Bình Dương đã có nhiều doanh nghiệp trong nước cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa và quốc tế.

Vừa qua, công ty TNHH điện tử điện lạnh Việt Nhật đã được UBND Tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất máy biến áp tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3-Thị xã Bến Cát. Với số vốn đầu 500 tỷ đồng tương đương 24 triệu USD, đơn vị dự kiến sản xuất 600 ngàn sản phẩm năm, với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng. Nhà máy này là sự  kế thừa hiệu quả đầu tư đúng hướng mà công ty Việt Nhật đã triển khai từ dự án đầu tiên tại xã An Tây, Thị Xã Bến Cát cách đây hơn 13 năm. Theo đó, vào năm 2004 Công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất Tủ đông, tủ mát và các thiết bị điện gia dụng với thương hiệu Sanaky. Nhờ làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến, cũng như tích cực sử dụng đến 90% nguyên phụ liệu, thiết bị được sản xuất trong nước, với sự giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, thương hiệu điện tử Sanaky đã chiếm được vị thế rất cao trên thị trường, với doanh thu đạt 100 triệu USD vào năm 2016.

Đối với Công ty cổ phần đầu tư Thiên Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ nhà máy đầu tiên được thành lập vào năm 2002 với 2500 cọc sợi, sau 15 năm hoạt động, công ty đã có đến 5 nhà máy sợi với 300.000 cọc, sản lượng đạt hơn 40.000 tấn/năm và doanh thu khoảng 200 triệu USD/năm. Đáng chú ý là sản phẩm của công ty đã xuất khẩu hơn 75% sang Hoa kỳ và EU.

Thực tế cho thấy, trong số hơn 20 ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của Tỉnh, các lĩnh vực điện tử, điện lạnh và sản xuất sợi là những ngành mới phát triển ở Bình Dương. Với nguồn đầu tư lớn, sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm ngoại nhập là những rào cản nhất định đối với hệ thống doanh nghiệp trong nước. Để thành công, Cty Việt Nhật  và cty Thiên Nam kiên trì thực hiện chiến lược đầu tư công nghệ sản xuất, đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đảm bảo giá thành cạnh tranh… Đây cũng là những kinh nghiệm cần thiết cho hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×