Thời sự Bình Dương

Khó khăn trong quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh

Là địa bàn phát triển nhanh về dân số, các cơ sở hành nghề y tế tư nhân ở BD đã phát triển nhanh chóng ở các lĩnh vực như: y, dược và y học cổ truyền. Trong đó, việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh dược, nhất là bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn.

Là địa bàn phát triển nhanh về dân số, các cơ sở hành nghề y tế tư nhân ở BD đã phát triển nhanh chóng ở các lĩnh vực như: y, dược và y học cổ truyền. Trong đó, việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh dược, nhất là bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn.

Số lượng các cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh đã tăng cao trong 10 năm trở lại đây, tập trung chủ yếu ở các địa phương như: thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và thành phố Thủ Dầu Một. Theo đó hiện có khoảng 1400 cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh đang hoạt động, hiện nay việc kiểm tra và quản lý gặp phải nhiều khó khăn. Trước hết với địa bàn rộng, số lượng cán bộ y tế làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh lại thiếu quá nhiều so với thực tế. Lợi dụng những hạn chế trên, nhiều cá nhân đã tự ý thuê mướn mặt bằng để kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh mà không có các loại giấy tờ đáp ứng theo quy định. Việc kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bệnh mà người trực tiếp kinh doanh không có chứng chỉ hành nghề và giấy phép đủ điều kiện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, khi người dân có bệnh thường chủ quan không đến các cơ sở y tế khám mà thông thường lại đến các cơ sở bán lẻ để mua thuốc. Vì vậy người bệnh có thể gặp nguy cơ lạm dụng thuốc phải cấp cứu hoặc gây ra những bệnh như suy gan, thận và kháng kháng sinh do sử dụng thuốc không đúng.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×