Thời sự Bình Dương

Không thể có cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp trong nước

Khống chế tổng chi phí lãi vay tại Nghị định 20 về Quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết. Quy đinh này thu hút nhiều ý kiến doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2018 vừa diễn ra.

Khống chế tổng chi phí lãi vay tại Nghị định 20 về  Quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết. Quy đinh này thu hút nhiều ý kiến doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2018 vừa diễn ra.

 Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho rằng mục tiêu của Nghị định 20 là chống thất thu thuế ở Việt Nam do tác động của chuyển giá giữa các quốc gia. Nhưng trên thực tế, đặc biệt là khoản 3 điều 8 của nghị định quy định khống chế chi phí lãi vay 20% có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ con.

Trả lời cho thắc mắc của doanh nghiệp, đại diện Tổng cục Thuế cho rằng Nghị định 20 thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của các nước OECD và các nước G20 yêu cầu phải tập trung trong việc chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu. Theo quy định, mức khống chế lãi vay phải từ 10-30%, chính phủ đã chọn mức trung bình 20%. Quy định này hiện không nhận được phản hồi từ các doanh nghiệp FDI mà chỉ có số ít các doanh nghiệp trong nước.

Tổng cục Thuế nhấn mạnh sẽ không thể có cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp trong nước nhưng sẵn sàng lắng nghe và ghi nhận vướng mắc của doanh nghiệp để có hướng dẫn cụ thể làm sao vẫn đảm bảo tôn trọng pháp luật, không ảnh hưởng gì đến cam kết quốc tế.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×