Thời sự Bình Dương

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân - Động lực mới cho nền kinh tế

Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua 3 Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế. Những vấn đề lớn về phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã được nghị quyết đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, do đó, cùng với cơ quan quản

Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua 3 Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế. Những vấn đề lớn về phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã được nghị quyết đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, do đó, cùng với cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cần nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá 9 "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu đặt ra là vào khoảng 2030- 2035, về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp hoá theo mô hình hiện đại, số lượng các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả sẽ tăng lên, đóng góp ngày càng nhiều cho GDP cả nước. Để đạt được mục tiêu này, nghị quyết hội nghị trung ương 5 khóa 12 về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu 5 nhóm giải pháp.

Đề cập đến nhóm giải pháp tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, nghị quyết yêu cầu trước hết phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Nhóm vấn đề thứ hai là xây dựng hệ thống cơ chế, pháp luật đủ sức hấp dẫn để thu hút đầu tư tư nhân vào nền kinh tế và tôn trọng các qui luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Nghị quyết cũng yêu cầu tập trung xây dựng các nhóm, các cơ chế chính sách để thúc đẩy khả năng tham gia thị trường và tiếp cận nguồn lực quốc gia của kinh tế tư nhân, có biện pháp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, trong đó tăng cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nghị quyết yêu cầu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm diện tích đất cho thuê làm mặt bằng sản xuất, hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu khác giúp doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân không bỏ chi phí quá nhiều vào lĩnh vực này, mà có thể tập trung vốn vào đầu tư các dây chuyền sản xuất có trình độ công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường. 

Như vậy, Trung Ương một lần nữa đặt trọng tâm phát triển lên kinh tế tư nhân. Đây chính là đòn bẩy tinh thần vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể phát huy vai trò động lực của nền kinh tế .

Những vấn đề lớn của kinh tế tư nhân được Nghị quyết trung ương 5 khóa 12 về phát triển kinh tế tư nhân đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, do đó, không chỉ có cơ quan quản lý nhà nước, mà doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, quán triệt để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch  tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, yêu cầu các cấp uỷ trên tinh thần quán triệt nghị quyết; xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Chương trình hành động của cấp ủy thực hiện nghị quyết cần bám sát văn kiện Hội nghị lần thứ 5 khóa XII, trong đó, phải bảo đảm quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, định hướng lớn được quyết định tại hội nghị và phù hợp với địa phương, bảo đảm điều kiện thực hiện, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×