Đạo đức Hồ Chí Minh

Người cách mạng không lùi bước trước khó khăn

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại ... cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Vì “Đức là gốc” cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×