Thời sự Bình Dương

Tăng lương gắn với năng suất lao động

Với mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống người lao động, thời gian qua, Chính phủ thường xuyên có những chính sách nâng lương tối thiểu. Tuy nhiên, gắn liền với việc tăng lương, thì cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần có những giải pháp để tăng nă

Với mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống người lao động, thời gian qua, Chính phủ thường xuyên có những chính sách nâng lương tối thiểu. Tuy nhiên, gắn liền với việc tăng lương, thì cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần có những giải pháp để tăng năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực…Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện chủ trương tăng lương từ phía chủ thể trong quan hệ lao động sản xuất.

Tính đến cuối năm 2017, thu nhập bình quân của người lao động Công ty cổ phần may mặc Bình Dương khoảng 9 – 10 triệu đồng/ người/ tháng, cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, góp phần chăm lo, ổn định cuộc sống của người lao động. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, thu nhập này là hoàn toàn xứng đáng, khi mà doanh nghiệp và người lao động luôn nỗ lực hết mình trong công việc, tạo ra năng suất làm việc việc quả, mang lại giá trị, lợi nhuận kinh tế cao.

Tăng lương cho người lao động là quy luật tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm Chính phủ đều có chủ trương tăng lương cho người lao động như là một động thái bù trượt giá thị trường, nhằm ổn định cuộc sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống của người lao động. Trong khi đó, doanh nghiệp luôn chịu nhiều áp lực khi điều chỉnh tăng lương. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu các bên trong quan hệ lao động, vấn đề then chốt cần phải giải quyết, đó là tăng lương tối thiểu phải gắn liền với tăng năng suất lao động để tạo nên sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Trong đó yêu cầu tiên quyết là cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tay nghề công nhân; đồng thời, cần nâng cao trình độ quản lý, quản trị hiệu quả doanh nghiệp.

Tiền lương là chi phí trả cho người lao động để tái tạo sức lao động, khi lương tăng sẽ là động lực để người lao động làm việc hăng hái hơn, tích cực hơn. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay, mức tiền lương tối thiểu luôn được điều chỉnh tăng định kỳ hàng năm, song năng suất, chất lượng lao động lại chưa ghi nhận những mức tăng tương ứng. Theo đánh giá, trong giai đoạn 2005 – 2015, tiền lương tối thiểu người lao động cả nước tăng bình quân khoảng 20% mỗi năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tiền lương tối thiểu lại cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất 3 lần. Sự chênh lệch trong mối quan hệ giữa tăng lương và năng suất lao động đã tạo ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung.

Bài toán tăng năng suất lao động không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều, đòi hỏi sự nỗ lực chung từ phía quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động … Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập, nếu không có những giải pháp đồng bộ để từng bước tăng năng suất lao động, thì khó mà tạo dựng được tăng năng lực cạnh tranh “sòng phẳng” trong tương lai.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×