Thời sự Bình Dương

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 23, sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 23, sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Một số ý kiến ĐBQH và các địa phương đề nghị bổ sung một số ngành, nghề ưu tiên phát triển mới. Các đại biểu cho rằng, ngành, nghề ưu tiên phát triển là nội dung mang tính trọng tâm, thể hiện mục tiêu, định hướng phát triển của từng đặc khu, là căn cứ để xác định và thực hiện các chính sách ưu đãi do đó cần được quy định rõ trong dự thảo Luật và hạn chế mở rộng nhằm bảo đảm nguyên tắc ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của từng đặc khu. Nhiều ý kiến thống nhất đề nghị: bổ sung ngành, nghề dịch vụ tài chính và logistics đối với đặc khu Vân Đồn; bổ sung ngành, nghề sản xuất sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hải dương, hàng hải, sinh học và sinh thái biển đối với đặc khu Bắc Vân Phong.

Về chi, các đại biểu đề nghị cần lập dự toán thu chi, bội chi theo ngân sách nhà nước, nên quy định trong 10 năm ngân sách thu không điều tiết, để lại cho đặc khu để lấy nguồn lực đầu tư. Đồng thời chính quyền đặc khu phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chi thường xuyên, từ giáo dục, y tế, bộ máy…

Đối với mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đặc khu được chỉnh lý bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, kết luận của Hội nghị trung ương 11 (khóa XI) và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Tại phiên họp, các nội dung về cán bộ, công chức, chính sách đối với người làm việc tại các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương ở đặc khu; một số cơ chế, chính sách đặc biệt liên quan đến đất đai… cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×