Thời sự Bình Dương

Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016

Bước vào tuần làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 4 QH khóa 14, ngày 30/10 Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Bước vào tuần làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 4 QH khóa 14, ngày 30/10 Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận việc thực hiện chính sáchpháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc Hội, giai đoạn 2011-2016, cơ cấu tổ chức của Chính phủ được giữ ổn định, tổ chức bộ máy bên trong bộ ngành thực hiện đúng quy định pháp luật, tuy nhiên còn nhiều đầu mối.

Cuối năm 2016, số đơn vị hành chính trực thuộc các Bộ tăng từ 418 lên 446, ngoài ra còn 198 đơn vị có tư cách pháp nhân, dẫn đến tăng biên chế, tăng số người giữ chức vụ lãnh đạo, tăng tầng nấc trung gian.

Ở cấp tỉnh, cơ cấu tổ chức bên trong của sở ngành còn cồng kềnh, trung bình một cơ quan có 8,1 phòng và tương đương. 

Trong giai đoạn giám sát, số đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên và chưa có xu hướng giảm; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị chưa được đẩy mạnh. Năm 2015, cả nước có 30.219 đơn vị được giao tự chủ tài chính, trong đó hơn 18.000 đơn vị vẫn phải do ngân sách nhà nước trả toàn bộ chi phí hoạt động chiếm 60,5%.

Đoàn giám sát của Quốc Hội đã đề xuất hàng loạt giải pháp, kiến nghị để tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Trong đó, Nhà nước cần rà soát, chuyển những nhiệm vụ không cần thiết phải thực hiện cho xã hội đảm nhận, trên cơ sở xác định rõ vai trò Nhà nước -  Thị trường - Xã hội.

Chính phủ xác định hợp lý số đầu mối trực thuộc; sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong Bộ ngành tinh gọn, giảm cấp trung gian; giảm biên chế và cấp phó; không duy trì cấp phòng trong Vụ...

Đối với chính quyền địa phương, Đoàn giám sát Quốc hội kiến nghị thực hiện từng bước sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo đúng tiêu chí quy định và xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp; thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp; thí điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã ở nơi có điều kiện.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×