Thời sự Bình Dương

Doanh nghiệp tư nhân phát huy nội lực

Đến nay, Bình Dương có hơn 29500 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 226.000 tỷ đồng VN ( tương đuơng hơn 10 tỷ USD ). Qua quá trình phát triển, hệ thống doanh nghiệp trong nuớc ở Bình Dương đã tập trung phát huy nội lực, đầu tư đổi

Đến nay, Bình Dương có hơn 29500 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 226.000 tỷ đồng VN ( tương đuơng hơn 10 tỷ USD ). Qua quá trình phát triển, hệ thống doanh nghiệp trong nuớc ở Bình Dương đã tập trung phát  huy nội lực, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tạo đuợc hiệu quả tốt trong sản xuất kinh doanh và đóng góp khỏang 40% GDP của địa phương.  

Gần 35 năm hình thành và phát triển, từ một cơ sở sản xuất gốm dân dụng, mỹ nghệ Cường Phát, xí nghiệp tư doanh Cường Phát, rồi Công ty TNHH Cường Phát hôm nay, là một quá trình không ngừng phấn đấu của Chủ doanh nghiệp và những người lao động đam mê với một ngành nghề truyền thống của Đất Thủ. Có nhiều yếu tố để tạo nên thành công cho doanh nghiệp, song điều cốt lõi nhất để tạo nên thành công chính là doanh nghiệp đã phát huy cao độ nội lực của mình trong việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Hiện tại, công ty đã áp dụng công nghệ sản xuất gốm cao cấp bán tự động ở tất cả các khâu, trong đó công đoạn phối trộn nguyên liệu và công đoạn nung là hai công đoạn trọng yếu, đã được đầu tư thiết bị hiện đại, tự động hóa và kiểm soát chặt chẽ, nên chất lượng của tất cả các dòng sản phẩm luôn đồng đều. Bên cạnh đó, công ty còn có những bí quyết riêng tạo ra loại men đặc biệt để nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm, nhờ vậy đơn vị luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15-20%, với doanh thu xuất khẩu gần 10 triệu USD/năm.

Đối với Công ty TNHH điện tử điện lạnh Việt Nhật, sau hơn 10 năm sản xuất trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh; công ty đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất các dòng sản phẩm điện tử, điện lạnh có chất luợng cao, thông qua việc tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất mới gắn với quá trình đầu tư thiết bị sản xuất được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhờ vậy công ty đạt hiệu quả rất cao, với doanh thu tiêu thụ khỏang 200 triệu USD năm.

Thực tế cho thấy, hiện nay lĩnh vực sản xuất gốm sứ và lĩnh vực sản xuất điện tử, điện lạnh đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm ngoại nhập, song các đơn vị đã tạo đuợc thành công là nhờ kiên trì phát huy nội lực, thực hiện chiến lược đầu tư công nghệ sản xuất, đầu tư vào nguồn nhân lực, gắn với quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đảm bảo giá thành cạnh tranh… Đây cũng là những kinh nghiệm cần thiết cho hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, khi thế giới đang buớc vào giai đọan đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV.

                 

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×