Pháp luật Cuộc sống

Luật sở hữu trí tuệ mới tăng cường bảo vệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Luật sở hữu trí tuệ mới tăng cường bảo vệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Luật Sở hữu trí tuệ là một đạo luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - Đó là tài sản trí tuệ. Nhìn lại Luật Sở hữu trí tuệ kể từ khi được ban hành lần đầu tiên năm 2005, trải qua 16 năm thực hiện với 2 lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý về Sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, thực tiễn thi hành cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam cho thấy: Luật Sở hữu trí tuệ còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Chính vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung một lần nữa nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể là ngày 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là lần thứ 3, Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ ban hành lần đầu tiên năm 2005.

Trong hoạt động thương mại hiện nay, những hành vi sản xuất, kinh doanh hàng cấm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái không phải là hiếm, trong đó có những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính và đặc biệt là gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó còn rất nhiều mặt hàng khác cũng bị xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp, trong đó chủ yếu là xâm phạm bản quyền, xâm phạm nhãn hiệu hoặc tên thương mại … Tất cả những hành vi này đều gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh chân chính nói riêng, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì vậy để bảo đảm cho sự ổn định của thị trường, đồng thời bảo vệ những tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính thì ngoài việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, các cơ quan chức năng cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó người dân cũng phải góp phần vào công tác này bởi hành động “không tiêu dùng sản phẩm hàng giả, hàng nhái” của người dân cũng sẽ phần nào đẩy lùi các hành vi vi phạm về  quyền sở hữu trí tuệ hiện nay.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×