Thời sự Bình Dương

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa 14, sáng 10/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa 14, sáng 10/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trân trọng cảm ơn nhưng ý kiến đóng góp xác đáng, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội; Bộ sẽ tiếp thu nghiêm túc các ý kiến thảo luận để tiếp tục hoàn thiện Dự luật. Giải trình rõ một số nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết Luật sửa đổi lần này đẩy mạnh vấn đề phân cấp, phân quyền của Chính phủ, các bộ, ngành và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ giữa trung ương và địa phương. Do đó, vấn đề phân cấp, phân quyền theo Dự luật lần này có mở rộng về phạm vi và đối tượng.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, phiên thảo luận diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm; đa số các ý kiến thảo luận tán thành sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để khắc phục những tồn tại, bất cập trong hai luật hiện hành và thực tiễn triển khai những năm vừa qua. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Cơ quan soạn thảo phối hợp với Cơ quan thẩm tra và các đơn vị hữu quan hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.

Cũng trong sáng 10/6, với 446/447 đại biểu tán thành (chiếm 92,15%), Quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội  năm 2020.

Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, các đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến đều tán thành cao với sự cần thiết phải ban hành, phạm vi điều chỉnh và nội dung dự thảo Nghị quyết.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×