Thời sự Bình Dương

Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp văn hóa truyền thống

Đón Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch đã là nếp sinh hoạt văn hóa của mọi người dân. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống, là dịp để tưởng nhớ Tổ tiên, cầu chúc mùa màng bội thu.

Đón Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch đã nếp sinh hoạt văn hóa  của mọi người dân. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống, là dịp để tưởng nhớ Tổ tiên, cầu chúc mùa màng bội thu.

Cũng như bao nhà khác, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch tức ngày tết Đoan Ngọ, gia đình anh Huỳnh Văn Đức, ngụ ở khu phố Thạnh Bình, phường An Thạnh lại tất bật. Không mâm cao cỗ đầy, không  hoa quả đắt tiền, nhưng mâm cúng nhà anh Đức vẫn đầy đủ hoa quả trong mùa trái cây. Và dĩ nhiên không thiếu các loại bánh đặc trưng như bánh tro, bánh tét hết sức dân dã.

Còn mâm cúng trong ngày Tết Đoan ngọ của các nhà vườn thường là “cây nhà lá vườn”. Từng trái măng cụt, từng chùm chôm chôm đã tạo mâm trái cây tươm tất để kính nhớ tổ tiên đã có công khai phá, dựng xây, vun đắp cho biết bao thế hệ con cháu mới có được như ngày hôm nay. Những vùng cây trái, người dân ăn Tết Đoan ngọ rất đơn giản nhưng ý nghĩa. Mọi người còn gọi Tết Đoan Ngọ  là tết nửa năm, hoặc nôm na là ăn mùng 5 tháng 5 để mừng nửa năm vừa qua, công việc vẫn thuận buồm xuôi gió”. Xét về mặt tinh thần, Tết Đoan Ngọ là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người dân làm nông, người dân miệt vườn.

Ngày nay, tùy theo từng nơi, người dân có nhiều cách ăn Tết Đoan ngọ khác nhau. Đối với bộ phận giới trẻ, ngày Tết Đoan Ngọ là họp mặt gia đình, vui chơi bạn bè, thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc

Tết Đoan Ngọ còn là mùa của nhiều loại cây trái. Những Lễ hội trái cây, những miệt vườn Lái Thiêu, Cầu Ngang hứa hẹn sẽ là những điểm đến hấp dẫn cho mọi người vui chơi, thư giãn tạo thêm những nét đẹp trong ngày Tết Đoan Ngọ - một truyền thống được gìn giữ từ bao đời nay của người Việt Nam chúng ta.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×