Thời sự Bình Dương

Thảo luận về Dự án Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt

Tiếp tục chương trình kỳ họp Quốc Hội, chiều 11/11, tại tổ số 5 gồm các đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương, Tiền Giang và Hòa Bình, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Tiếp tục chương trình kỳ họp Quốc Hội, chiều 11/11, tại tổ số 5 gồm các đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương, Tiền Giang và Hòa Bình, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Đa số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo và đồng ý với tính cấp thiết của Luật này và cho rằng chủ chương quyết định xây dựng 3 đặc khu kinh tế là đúng và rất cấp thiết nhằm mục đích tạo sự tăng trưởng, tiếp tục thử nghiệm hoàn thiện tổ chức bộ máy. Tuy nhiên việc đánh giá tác động phải thận trọng cả định lượng và định tính tạo ra một cực tăng trưởng; cần tính toán mang tính chất dự báo những hiệu quả mà 3 đặc khu kinh tế này mang lại như: lộ trình là bao nhiêu năm sẽ mang lại hiệu quả trực tiếp; làm sao tăng trưởng GDP lên …

Với 2 phương án Chính phủ đưa ra đối với mô hình tổ chức chính quyền địa phương: thứ nhất là không tổ chức Hội đồng nhân dân và thứ 2 là có tổ chức HĐND.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng có Hội đồng nhân dân theo phương án 2 là phù hợp với Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phương; nhưng cần xem lại mô hình chức năng HĐND sao cho phù hợp. Một số ý kiến khác đề xuất cơ cấu HĐND chỉ 7-9 người hoạt động như thường trực HĐND thường xuyên theo cơ chế tập thể; miễn trừ cho trưởng đặc khu, việc giải quyết khiếu nại tố cáo để tập trung giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhóm ý kiến khác cho rằng đây phải là mô hình HĐND đặc biệt vừa để giám sát vừa là động lực phát triển; Ý kiến khác bày tỏ quan điểm nên là đơn vị độc lập không thuộc tỉnh và huyện, bộ máy phải là tinh hoa của đất nước.

Cũng có ý kiến chọn phương án 1 và đề nghị Chính phủ giải thích rõ hơn nếu bỏ HĐND thì cơ chế giám sát như thế nào. Nhiều ý kiến lại tỏ ra băn khoăn trước 2 phương án của Chính phủ bởi đối với luật này bởi trong tay đại biểu chưa có nhiều tài liệu để nghiên cứu.

Về bố cục có ý kiến đề nghị đưa các chương theo thứ tự ưu tiên chương 4 tổ chức hoạt động lên trên chương 1; rà soát bỏ bớt những quy định trùng lắp ở các chương 3 và 5.  Các đại biểu cũng cho ý kiến góp ý cụ thể vào từng điều khoản.

Các đại biểu cũng đề nghị cần cân nhắc những ưu đãi cho 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này sao cho phù hợp, rà soát lại xem có tạo ra bất bình đẳng với các vùng khác khiến triệt hạ cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư khác. Về quy trình xem xét và thông qua luật này, có đại biểu đề nghị nên làm luật này theo 3 kỳ họp để các đại biểu, ban sọan thảo, cơ quan thẩm định, các cơ quan tham gia phối hợp có điều kiện nghiên cứu không ảnh hưởng  đến quyết định cuối cùng. Cần đánh giá toàn diện, đa chiều, đặc biệt là về mặt quốc phòng an ninh; cần có chính sách ổn định, giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển đông.

Đăng nhập

Đăng nhập tài khoản Google

×